Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Tư vấn nhân sự - nhu cầu tất yếu cho sự phát triển

Kể từ sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng và hội nhập. Bên cạnh việc thu hút một lượng lớn đầu tư từ nước ngoài, các Doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn bởi áp lực cạnh tranh cũng như những thách thức khi tham gia vào thị trường quốc tế. Hàng loạt công ty có sự chuyển dịch dần sang mô hình tập đoàn kinh tế thuộc các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh những lợi ích mang lại như khẳng định đẳng cấp của Doanh nghiệp để tiến ra thế giới, sự chuyển dịch sang mô hình tập đoàn kinh tế còn giúp các Doanh nghiệp có thể đứng vững trước các đối thủ cạnh tranh trong ngành, khả năng chống đỡ rủi ro tốt. Hơn thế, các tập đoàn kinh tế không ngừng mở rộng quy mô, tham gia vào nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, xây dựng thương hiệu vững mạnh trên thị trường.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt – Giám Đốc tư vấn nhân sự Nhân Việt cho rằng, trong thời kỳ hội nhập, trước những thách thức mới của thị trường và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế, các Doanh nghiệp buộc phải rà soát lại cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực sao cho hiệu quả và nhất là tính chuyên nghiệp cao để tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia từ nước ngoài.

Tăng trưởng cũng tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng phát triển thành tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành nghề, các Doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn xuất phát từ chính việc không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh:

1. Khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
2. Tỉ lệ chảy máu chất xám ở mức cao do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: Khi xảy ra tình trạng trên, Doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian cho việc đào tạo và để nhân viên mới hòa nhập với môi trường, ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động của công ty.
3. Chưa phát huy được hết 100% tiềm năng của người lao động

Nhằm giải thích cho việc này, bà Nguyệt cho biết: “Sở dĩ các Doanh nghiệp gặp phải tình trạng trên do phải đáp ứng với tốc độ phát triển và vì nhu cầu về lao động cũng gia tăng. Thực tế, các doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuẩn bị từ trong chính nguồn lực hiện tại mà phải phụ thuộc vào các nguồn cung từ bên ngoài. Nhiều Doanh nghiệp vẫn chưa thật sự chú trọng vào việc đào tạo và phát triển từ chính nguồn nhân lực hiện có ngay tại công ty.”

Tư vấn nhân sự - Nhu cầu tất yếu cho sự phát triển

Theo Chị Lê Thu Hoài – Giám đốc bộ phận Marketing & PR chuỗi Hệ thống siêu thị điện máy Media Mart cho biết: Hiện nay Hệ thống thế giới điện máy MediaMart đang gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự quản lý cấp cao và cấp trung, bới lý do đặc thù về nghành bán lẻ điện máy cũng khó hơn so với các nghành nghề khác về việc phải am hiểu về thị trường cũng như các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm.

Hiện nay, các Doanh nghiệp đều có bộ phận HR riêng bên cạnh các bộ phận Kế toán, Marketing, Kinh doanh .V.V. Tuy nhiên, các Doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc tập trung cho kinh doanh và sản xuất, tiếp thị. Bộ phận HR chỉ hoạt động để phục vụ cho một số nhu cầu hành chính như: Tuyển dụng, chi trả lương, quản lý hồ sơ, bảo hiểm y tế .V.V. Và trong nhiều trường hợp, bộ phận HR còn được tích hợp chung với bộ phận Hành chánh kiêm nhiệm nhiều công việc khác hoặc trực thuộc bộ phận kế toán tài chính do đó thiếu chiều sâu và tính chuyên nghiệp HR.

Theo các chuyên gia, việc quản lý nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các tổ chức. Bên cạnh vai trò duy trì sự ổn định của bộ máy nhân sự, HR còn thúc đẩy sự cố gắng, quyết tâm của toàn thể nhân viên, kết nối giữa các bộ phận khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, hiện các Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thật sự phát huy được vai trò thật sự của bộ phận HR do nhiều nguyên nhân như thời gian có hạn, kinh nghiệm về HR vẫn còn hạn chế, không đủ nguồn lực về con người để thực hiện.

Vai trò của tư vấn nhân sự đối với các Doanh nghiệp

Trước hết, các Doanh nghiệp cần nhận thức rõ những ưu điểm từ việc sử dụng các dịch vụ Tư vấn nhân sự thuê ngoài của các công ty có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành so với việc tự tổ chức trong tình hình khó khăn còn quá nhiều vướng mắc như đã nêu ở trên để có thể tập trung hết thời gian và nguồn lực vào kinh doanh.

Bà Nguyệt chia sẻ: “Hiểu rõ được nhu cầu từ các Doanh nghiệp, dịch vụ Tư vấn nhân sự sẽ giúp các khách hàng thấu hiểu, phát triển, ứng dụng và xác định tính hiệu quả của các chương trình và chính sách nhân sự hiện hành. Phương pháp tiếp cận hiệu quả tập trung vào người lao động và cá nhân hóa của chúng tôi sẽ đảm bảo sự thành công cho bạn.”

Sử dụng dịch vụ Tư vấn nhân sự thuê ngoài mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Doanh nghiệp như:

- Củng cố chiều sâu và tính chuyên nghiệp cho bộ phận HR hiện tại nếu có;
- Tính khách quan tạo niềm tin cho nhân viên các bộ phận và cấp quản lý với cái nhìn mới về những gì HR có thể làm được;
- Xây dựng tiền đề cho một vai trò thật sự của HR;
- Xây dựng hay điểm lại các chính sách nhân sự phù hợp với xu hướng mới.
- Nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác nhân sự giúp Doanh nghiệp phát triển thành công.
Với những lợi ích thiết thực từ dịch vụ Tư vấn nhân sự, dịch vụ Tư vấn Nhân sự sẽ ngày càng nhận được sự quan tâm từ các Doanh nghiệp trong thời gian tới.

Www.SAGA.Vn - Quách Thiện Toàn | Công ty Tư vấn nguồn nhân lực Nhân Việt

Nhận diện văn hóa đáng sợ của công ty

Một công sở lí tưởng là nơi nhân viên coi như “ngôi nhà thứ 2”, là nơi họ được thoải mái phát huy hết khả năng của mình. Ngược lại, nếu môi trường làm việc kìm hãm, hạn chế sự phát triển của nhân viên thì quả là “ đáng sợ”.

Dưới đây là 10 dấu hiệu của công sợ “đáng sợ”, liệu bạn có đang làm việc trong hoàn cảnh như vậy?

1. Nhân viên luôn phải chú ý tới sắc thái của sếp

Thay vì tập trung vào chất lượng công việc, nhân viên lại luôn chạy theo để làm hài lòng mọi yêu cầu không liên quan tới công việc của sếp. Hơn nữa, mọi hành động đều phải phụ thuộc vào tâm trạng của sếp. Và như vậy, bạn sẽ dần hình thành một nỗi ám ảnh rằng phải làm thế nào để được sếp chấp nhận.

2. Mọi người đều nói về người thất bại trong phòng

Khi những cuộc nói chuyện hàng ngày tập trung vào người đang nằm trong “danh sách đen” của sếp, ai là người có nguy cơ bị sa thải cao nhất, bạn sẽ có nỗi sợ về địa vị và quyền lực trong công ty. Bạn lo lắng rằng chính mình là người đang được nói tới.

3. Nhân viên mất niềm tin vào lãnh đạo

Khi nhân viên trong công ty phải ngừng cố gắng trong công việc và hỏi bản thân “ Liệu có an toàn không nhân sự khi chia sẻ ý kiến của mình với sếp?”, bạn có nỗi sợ về tổ chức. Tại công sở, nơi đôi khi mọi người ăn cắp ý tưởng của người khác thì niềm tin là điều đáng sợ.

4. Công ty đặt ra những mục tiêu xa vời

Một mục tiêu cụ thể giúp nhân viên có định hướng cụ thể để phấn đấu. Tuy nhiên, nếu mục tiêu đó quá xa rời thực tế, nó có thể mang lại nỗi sợ cho nhân viên. Ngoài ra, áp lực hoàn thành chỉ tiêu và hàng đống dự án với thời hạn gấp rút cũng là một nỗi ám ảnh với nhiều nhân viên.

5. Công ty đặt ra hàng đống quy tắc

Chính sách, quy tắc, luật lệ giúp nhân viên tuân theo trách nhiệm công việc của mình trong vòng kiểm soát. Nhưng hàng đống quy tắc ( và một số rất phi lí ) áp đặt lên nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Bên cạnh đó, một số công ty còn có điều kiện chặt chẽ để giữ chân nhân tài, đây cũng là một nỗi sợ của nhân viên.

6. Công sở hạn chế ý kiến cá nhân

Thử tưởng tượng xem, khi bạn và đồng nghiệp đang thảo luận một vấn đề, sếp đột nhiên xuất hiện và yêu cầu giải tán chỉ vì nghi ngờ các bạn có kế hoạch mập mờ. Thêm nữa, công ty còn rất hạn chế cho phép nhân viên phát biểu ý kiến cá nhân. Một công sở như vậy thật tù túng và đáng sợ.

7. Thông tin không được công khai rộng rãi

Đáp án duy nhất cho thắc mắc “ Nhân viên có thể tìm hiểu thông tin từ đâu?” là “ Hỏi người quản lí”. Thông tin trong phòng rất hạn chế và thậm chí, đôi khi nhân viên chỉ biết về hợp đồng mới của công ty thông qua báo chí. Nhân viên có thể phát hoảng trước tình trạng “ mù” thông tin khi làm việc trong môi trường như vậy.

8. Thăng tiến không minh bạch

Khi người được thăng chức và trao thưởng một cách nhanh chóng là những kẻ nịnh bợ, nỗi sợ là điều tất yếu đối với những nhân viên luôn nỗ lực hết mình vì chất lượng công việc. Người lãnh đạo của tổ chức đó luôn được vây quanh bởi những người chỉ biết nói có bởi nó thoải hơn là sự thật.

9. Công sở không có thách thức

Trong môi trường này, nhân viên lo sợ vì không có cơ hội thử thách bản thân. Và nó sẽ dần giết chết tinh thần và động lực làm việc hăng hái của họ.

10. Sếp quản lí bằng nỗi sợ

Khi sếp thường đưa ra quyết định trong bí mật, “bố thí” thông tin một cách nhỏ giọt,   tuyển dụng   dựa trên cảm tính cá nhân hơn là năng lực của ứng viên, hạn chế, thậm chí cấm nhân viên thể hiện cảm tưởng cá nhân, đó là sự quản lí bằng nỗi sợ.

Quantri.Vn

0 nhận xét :

Đăng nhận xét